MÔ HÌNH TRỒNG MỘT CÂY NUÔI MỘT CON TRƯỜNG MẦM NON DUYÊN HẢI

MÔ HÌNH TRỒNG MỘT CÂY NUÔI MỘT CON TRƯỜNG MẦM NON  DUYÊN HẢI
 
Vườn trong trường mầm non ngoài tác dụng xanh hóa môi trường, tạo bóng mát, tạo cảnh quan cho trường mầm non góp phần xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp còn tạo điều kiện cho giáo viên có đầy đủ cơ sở vật chất  và là phương tiện giúp giáo viên hướng dẫn, dạy trẻ giáo dục bảo vệ môi trường đạt kết quả cao.  Ngoài ra việc tạo môi trường  cây xanh ở vườn trường còn là điều kiện,  phương tiện  quan trọng để tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ, là nơi vui chơi của trẻ và tạo điều kiện cho trẻ được phát triển về thể chất và tinh thần, trẻ được tự do vận động (chạy, nhảy…) và  tìm hiểu thế giới thiên nhiên, trẻ hiểu biết về sự đa dạng của thế giới thực vật, về quá trình phát triển và nhu cầu sống của cây xanh, giúp trẻ cảm nhận và tri giác sâu sắc về môi trường thiên nhiên. Đồng thời tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm qua các hoạt động quan sát, trồng và chăm sóc cây xanh hình thành ở trẻ các kỹ năng trồng cây, chăm sóc cây xanh, ý thức bảo vệ cây trồng và yêu thích công việc trồng cây. Góp phần thực hiện ch­ương trình giáo dục mầm non, tạo môi trường để thực hiện các nội dung về phát triển thể lực, nhận thức, ngôn ngữ, cảm xúc, tình cảm, thẩm mĩ của trẻ.
Xây dựng môi trường học tập cho trẻ là một trong những phương pháp nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ. Tạo cơ hội cho trẻ được tham gia tìm hiểu, trải nghiệm qua đó: Thúc đẩy sự phát triển nhận thức; thúc đẩy sự phát triển vận động; thúc đẩy sự phát triển tình cảm, xúc cảm; thúc đẩy sự phát triển giao tiếp xã hội; thúc đẩy sự phát triển tính tự lực; thúc đẩy sự hình thành thói quen, hành vi tốt. Vì vậy việc xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong các nhà trường.
Bên cạnh đó, tình hình về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong nhà trường đang là một vấn đề nóng cần được quan tâm kịp thời. Việc trồng và sử dụng rau xanh trong các trường MN là một giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng ngộ độc thực phẩm do thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng…
Hưởng ứng phong trào xây dựng mô hình “ Trồng một cây, nuôi một con” do Phòng Giáo dục Mầm non phát động, trường MN Duyên Hải – TP Lào Cai đã tiến hành triển khai thực hiện mô hình trong toàn trường. Tập thể cán bộ giáo viên – nhân viên đã định rõ mục đích thiết thực khi triển khai mô hình để phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường.
II. Mục tiêu
 – Xây dựng môi trường sạch – xanh – đẹp
– Xây dựng môi trường học tập cho trẻ trong trường Mầm non;
– Tạo cảnh quan trường lớp; cung cấp nguồn thực phẩm an toàn cho trẻ trong  nhà trường;
– Kết hợp chắt chẽ của cộng đồng (cha mẹ trẻ) tới việc xây dựng môi trường học tập cho trẻ tại trường;
– Nâng cao vai trò trách nhiệm, ý thức bảo vệ môi trường cho đội ngũ CBGVNV, cũng như cho trẻ trong toàn trường.
II. NỘI DUNG
1. Cách thức thực hiện
– Lựa chọn cây, con phải đảm bảo tính giáo dục, thẩm mỹ, an toàn, vệ sinh;
– Cây, con dễ chăm sóc, phù hợp với cảnh quan chung của nhà trường trường. phù hợp với đối tượng trẻ.
– Giáo viên cần tăng cường tổ chức các hoạt động có nội dung gắn với mô hình.
– Đội ngũ cán bộ giáo viên kết hợp cùng cha mẹ trẻ thực hiện mô hình ‘Ủng hộ cây xanh, con vật”.
– CBGVNV và trẻ trong trường cùng trồng cây và chăm sóc. Cùng nuôi con vaath và chăm sóc con vật.
– Tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường gắn nội dung với mô hình đang thực hiện.
2. Phương pháp và biên pháp thực hiện
* Phương pháp 1: Áp dụng mô hình trên tiết học
– Giáo viên các lớp triển khai cuộc vận động thực hiện mô hình “Trồng một cây, nuôi một con’’ tới cha mẹ trẻ trong hội nghị cha mẹ trẻ đầu năm học. Xây dựng nội dung tuyên truyền, mục đích, cũng như yêu cầu cụ thể khi triển khai mô hình tới cha mẹ trẻ. Vận động cha mẹ trẻ ủng hộ cây, con.
Với phương pháp này trong những năm học vừa qua ngoài việc ủng hộ cây, con xây dựng vườn trường của bé, các lớp cũng vận động được cha mẹ trẻ đóng góp cây xanh tạo được môi trường học tập cho trẻ tại lớp.
– Xây dựng kế hoạch tuần, tổ chức các hoạt động trong ngày phù hợp với nội dung mà mô hình trường, lớp đang triển khai.
VD: Khi thực hiện chủ đề nhánh: Một số loại cây, một số loại rau… giáo viên cần tìm hiểu xem trong trường mình có cây gì? ở đâu? đặc điểm thế nào? Từ đó có thể xây dựng kế hoạch tận dụng những cây trồng trong trường làm đối tượng để cung cấp kiến thức cho trẻ.
VD: Khi thực hiện chủ đề “  Một số loại cây” Tiết hoạt  hoạt động ngoài trời cho trẻ quan sát  cây hoa ngọc lan ở sân trường đảm bảo được sự an toàn cho trẻ mang lại tính thẩm mỹ cao từ đó trẻ hiểu về thể giới thực vật biết được tác dụng ích lợi của các loại cây…..
Với phương pháp này, trẻ không chỉ thu nhận kiến thức bằng cách quan sát trực tiếp mà còn có thể được tìm hiểu đối tượng qua xúc giác, vị giác. Trẻ còn có thể quan sát thấy môi trường sống của đối tượng, cách chăm sóc, trẻ được trải nghiệm cách trồng, chăm sóc cây, con.
VD: Tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ, với hoạt động 1: Quan sát cây Khế. Cô và trẻ cùng nhau ra vườn cây, trẻ quan sát đặc điểm của cây, hoa, quả với màu sắc, độ dầy mỏng của lá, của hoa, hình thái của quả… một cách chân thực chứ không chỉ là qua hình ảnh 2 chiều của các bức tranh. Trẻ có thể cảm nhận được mùi thơm của hoa, sự dễ chịu khi đứng trong vườn cây. Trẻ biết được cây phải trồng ở đâu, độ tơi xốp của đất; tự tay thu hái khế, từ đó biết được quả nào có thể thu hái được, quả nào cần thêm thời gian để lớn hơn và ngọt hơn…Trẻ có thể thực hành chăm sóc cây.
Muốn đạt được điều đó giáo viên cần chú ý tận dụng mọi điều kiện có sẵn, nắm bắt các tình huống cụ thể để cung cấp kiến thức cho trẻ.
VD: Ngay khi trẻ đang quan sát, một trẻ phát hiện ra và hỏi về những hạt nhỏ màu xanh dưới gốc cây, giáo viên có thể nắm bắt luôn tình huống đó để dạy trẻ cách chăm sóc cây mà không cần phải lảng tránh để trình tự hoạt động được đúng như giáo án. Thời điểm trẻ phát hiện ra cái mới cũng là thời điểm mà mọi sự chú ý của trẻ tập trung vào cái mới, nếu giáo viên cứ thao thao theo đúng giáo án trẻ có thể không nghe thấy hoặc còn có thể thu hút các bạn khác vào phát hiện mới của mình, như thế giáo viên vừa không đạt được mục tiêu bài học, vừa làm mất hứng thú của trẻ.
Cho trẻ quan sát vườn rau sạch của trường trẻ biết tên các loại rau và biết sự quan trọng khi ăn rau sạch từ đó cũng là sự tuyên truyền từ trẻ ra tới ngoài cộng đồng.
VD: Hoạt động KPKH giáo viên lựa chon bài dạy trong chủ đề “ Thể giới động vật” cho trẻ quan sát con gà, con chim, con chó, mà sãn có trong mô hình trường xây dựng  qua tiết học trẻ nắn được khối kiến thức cơ bản về đặc điểm, ích lợi, biết cách chăm sóc con vật. Qua tiết học cô giáo cho trẻ chăm sóc con vật mà trẻ yêu quý cung cấp nguồn dinh dưỡng cho trẻ. Biết cách bảo vệ mình khi gặp con vật hung rữ…
* Biện pháp :
Giáo viên tích cực tham gia chăm sóc cây, con để trẻ có mô hình hoạt động trong trường mầm non đạt kết quả cao.
BGH công đoàn lên kế hoạch cụ thể phân công tới CBGVNV
Phải có chỗ quan sát rộng rãi, giáo viên chú ý tới việc nghiên cứu, sắp xếp, bố trí trồng cây xanh cây cảnh để tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ hoạt động.Ngoài ra để mô hình phát huy hiệu quả trong công tác giảng dạy yêu cầu giáo viên phải thực sự có nhiệt tình và tâm huyết. Việc cho trẻ quan sát tranh tại lớp có thể đảm bảo về thời gian hoạt động, ít tình huống xảy ra, dễ quản lý trẻ…nên có một số giáo viên còn có tư tưởng ngại cho trẻ trải nghiệm thực tế. Vì vậy trong trường MN Duyên Hải luôn khuyến khích và đánh giá cao những giáo viên tạo nhiều cơ hội cho trẻ học tập và trải nghiệm thực tế.
*Phương pháp 2: Ngoài tiết học
Khi thực hiện mô hình “Trồng một cây nuôi một con” Noài các hoạt động học trẻ còn được ra chơi ngắm nhìn chơi đùa dưới bóng cây và quan sát các con vật, Trẻ được chăm sóc các cây, con thì từ đó trẻ sẽ có ý thức bảo vệ các cây, con.Đó là phương pháp giúp trẻ tăng tính tìm tòi, quan sát và nghi nhớ Trẻ chơi đùa chạy nhảy trẻ PT thể lực hao tổn calo thì trong lúc ăn  giúp trẻ ăn ngon miệng sẽ ăn nhanh hết xuất giúp trẻ PTCCcungx như PTCN.
*Biện pháp:
GV Phải chú ý quan tâm đếm trẻ để cho trẻ chơi tự do tìm tòi khám phá những điều mới lạ nhưng bảo đảm an toàn tính mạng cho trẻ.
GV chú ý đến vệ sinh cá nhân cho trẻ khi trẻ tham gia chăm sóc cây, con.
*Phương pháp 3: Tạo môi trường sạch – xanh – đẹp
Trường mầm non Duyên Hải  2 khu vực sân chơi. Sân ngoài  còn có rất nhiều chỗ rộng rãi để trẻ tham gia chơi, hoạt động chính vì vậy cần phải có môi trường cho trẻ hoạt động  sach –  xanh – đẹp  thì phải cần  nhiều cây xanh, cây cảnh tạo môi trường thân thiện và an toàn cho trẻ vui chơi.  vì vậy chỗ trẻ hoạt động chơi đùa  rất cần bóng mát nên phải có nhiều cây xanh, cây cảnh.ngoài ra muốn cho cảnh quang trường học thân thiện thì phải có vườn hoa tươi luôn có góc tuyên truyền tới cộng đồng”Cha mẹ trẻ” về việc xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực…
 
Biện pháp 4: Huy động mọi nguồn lực để xây dựng mô hình “Trồng một cây nuôi một con”
Việc xây dựng mô hình “Trồng một cây nuôi một con” để giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non đòi hỏi phải được sự quan tâm, chú ý của cộng đồng, hội cha mẹ trẻ, đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Để có môi trường xanh – sạch – đẹp và mang tính giáo dục đòi hỏi phải có thời gian, kinh phí và công sức của con người, đặc biệt là cần có sự tâm huyết của Ban giám hiệu và đội ngũ cán bộ, giáo viên trong trường. Chính vì vậy BGH cùng CBGV – NV  đã đầu tư kinh phí mua một số cây xanh, xây cảnh, giống cây rau, con vật để thực hiện mô hình  đạt kết quả cao. Vận động phụ huynh đóng góp hạt giống, cây trồng có sẵn ở địa phương, các đồ dùng để trồng và chăm sóc cây.Con vật để thực hiện mô hình  đạt kết quả cao
III. Kết quả
– 7/7 lớp có góc khám phá khoa học và thiên nhiên, vườn trường với nhiều giống cây đa dạng, phong phú, đảm bảo tính giáo dục, an toàn.
– Cung cấp thường xuyên các loại rau xanh cho bếp ăn tập thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiệu quả mà mô hình này đã đem lại trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.thực phẩm an toàn, cải thiện khẩu phần ăn cho trẻ.
– Trẻ mạnh dạn tự tin, chất lượng hoạt động: Khám phá khoa học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc… được nâng lên rõ rệt.
– Giáo viên thường xuyên cho trẻ được quan sát, trải nghiệm thực tế tại vườn trường. Từ đó nâng cao khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ.
Môi trường cây xanh không chỉ là một trong những phương tiện giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non, mà còn là một bộ phận trong môi trường vật chất của trường mầm non. Môi trường cây xanh là điều kiện và phương tiện quan trọng để tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập, nghệ thuật, lao động của trẻ trong trường mầm non, góp phần thực hiện giáo dục trẻ toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ và thẩm mỹ.
Qua thực hiện  việc nghiên cứu và xây mô hình ở trường mầm non Duyên Hải, đến nay khung cảnh của  nhà trường đã  thật sự thay đổi với một môi trường cây xanh phong phú ở khắp mọi nơi: Xung quanh sân trường, vườn trường, góc thiên nhiên của các lớp. Môi trường cây xanh của nhà trường đã trở nên môi trường thân thiện hơn, gần gũi hơi, tạo khung cảnh xanh – sạch – đẹp trong trường Mầm Non duyên Hải – Thành phố Lào cai./.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *